[UI-UX] Phần 2: UX – 5 nguyên tắc thiết kế Ux của Clark Wimberly

09/03/2016 1,014

Là một UX designer, câu hỏi “Bạn làm nghề gì?” không bao giờ dễ trả lời, đôi khi gây bối rối, đôi khi lại gây tò mò, có khi dễ tạo khoảng cách và khó gần gũi giữa bạn và người đối diện trong nhiều năm liền tôi đã cố gắng để hiểu thấu được câu trả lời của mình.

Đây là những gì Clark Wimberly biết được:

  • Công việc của tôi phải đi sâu vào trong suy nghĩ của người dùng. Tôi cần phải nhìn vào thiết kế từ góc nhìn và phương diện của người dùng (trên thực tế là rất nhiều người dùng) và loại bỏ các vấn đề tiềm năng và sự nhầm lẫn.
  • Quá trình không bao giờ kết thúc này đòi hỏi UX phải xuất hiện trước, trong và cả sau khi mọi thứ đã hoàn tất. Nó luôn là một thách thức khi tương tác với người dùng trong suy nghĩ – ảnh hưởng như những ngày deadline đang che mất lối đi và sự sáng tạo.

Để giữ cho sản phẩm của bạn luôn đi đúng hướng – có 5 nguyên tắc mà tôi thường dùng để điều hướng cho quá trình thiết kế của mình. Hiểu lý do và cách để đưa quyết định UX đi trên một đoạn đường dài trong việc giải thích với những đồng nghiệp trong nhóm, nó thậm chí còn là một chặng đường dài hơn trong việc đưa ra quyết định UX cho sản phẩm cuối cùng.

  1. Đơn giản, dễ làm quen

1

Thiết kế tốt luôn dễ hiểu – bộ não sẽ không phải tốn quá nhiều năng lượng để hiểu được những gì mình đang thấy. Mọi người có thể hiểu nó ngay hoặc chỉ cần một hướng dẫn, tooltip ngắn gọn.

Mọi người thường cần hướng dẫn để đưa ra quyết định, vậy nên một menu với danh sách 12 mặt hàng đặt inline trông sẽ rất chán nản. Sắp xếp với hierarchy (kích thước, màu sắc, icons), có thể làm nổi bật một số lựa chọn phổ biến, cho phép người dùng tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn. Ví dụ dễ nhận thấy đó là bảng giá dịch vụ. Với 3 mức giá đặt ngang hàng, người dùng phải lựa chọn. Nếu bạn làm nổi bật một mức giá “recommended”, người dùng sẽ chọn dễ dàng hơn, hoặc ít nhất họ có một mốc để xác định mức giá phù hợp nhu cầu của mình.

Xem xét bạn muốn hướng người dùng đến mục đích, quyết định gì. Não bộ có một số lượng hạn chế các nguồn lực nhận thức trong mỗi ngày – bạn không nên lãng phí điểm này để giúp họ hiểu nhanh hơn hoặc hướng người dùng theo mục tiêu định sẵn.

  1. Sự rõ ràng

6

Ngoài hiểu về những từ ngữ, bạn còn muốn người dùng hiểu về những giá trị thực tế. Còn ngần ngại hoặc chưa rõ ràng về sản phẩm sẽ để mất những người yêu thích sản phẩm của bạn.

Liên quan đến giá trị, giá cả là một trong những lĩnh vực cần sự rõ ràng nhất. Người dùng sẽ không bao giờ chọn “Buy now” nếu họ không biết được bạn đang yêu cầu họ thanh toán những khoản nào. Trong khi “free trial” rồi chuyển sang tự động thanh toán là một thủ thuật được sử dụng rộng rãi, đây chưa bao giờ là phương án nên theo đuổi hàng đầu do tính lập lờ không rõ ràng, được lúc đầu nhưng dễ mất lúc sau.

Làm cho mọi tính năng, giá trị, dịch vụ, mức giá,… rõ ràng nhất có thể. Hơn nữa, nên tìm hiểu rõ vấn đề: người dùng mong đợi điều gì ở sản phẩm của bạn (tính năng, dịch vụ,…) để phát triển các mức giá khác nhau cho dịch vụ. Giả sử một công cụ thiết kế trên nền web, với free account, bạn sẽ chỉ làm được 1 dự án. Nếu nâng cấp lên, bạn có thể export thiết kế ra một định dạng offline, hoặc tiếp tục nâng cấp bạn có thể cộng tác với bạn bè trên nhiều dự án.

  1. Đáng tin cậy

Thiết kế tốt luôn đáng tin! Trước khi yêu cầu mọi người làm việc gì đó, bạn hãy cố gắng giúp họ hiểu được lý do vì sao họ cần làm việc này. Chân thật và rõ ràng trong việc giải thích sẽ xây dựng sự tin tưởng trong mỗi bước, dẫn đến sự dễ dàng chuyển đổi ở phần cuối.

3

Hãy xem xét Uber (hoặc Lyft phụ thuộc vào cách bạn swing). Họ đã tạo nên sự lan truyền của một con đường dễ dàng mà ngành công nghiệp 100 năm tuổi hiện tại đang chao đảo. Các ứng dụng lưu thông tin thanh toán của bạn, đây có thể là những thông tin mà bạn không muốn chia sẻ với người lạ, và tạo nên một giao dịch đáng tin cậy cho bạn.

Loại bỏ nghi ngờ sẽ tạo nên những trải nghiệm mới vô hình. Khi quyết định sử dụng ít nguồn lực, sử dụng sản phẩm trở nên dễ dàng và thích thú hơn.

  1. Sự quen thuộc

4

Thiết kế mang tính đột phá là điều tuyệt vời, nhưng thiết kế có thể biến đổi lại là điều tốt hơn. Framework mới và Plugins hoành tráng có thể trông đẹp hơn trên Dribbble, nhưng nếu không ai chọn “Buy”, bạn đã gặp phải một vấn đề.

Các platform guidelines, ví dụ cụ thể như trên iOS, Android, tồn tại là có lý do của nó. Trong khi nó làm cho sản phẩm của bạn trông giống như những ứng dụng khác. Sử dụng mô hình quen thuộc, icons, và phong cách trình bày là cách tốt nhất để tạo nên sự tự nhiên, quen thuộc trong trải nghiệm trước khi thật sự có ích.

Thử nghiệm giải pháp của bạn trên những thiết bị thực tế đảm bảo mô phỏng chân thật nhất trải nghiệm của người dùng đó là khi những công cụ như Invision tỏa sáng. Giả làm một người sử dụng dễ dàng hơn khi bạn không còn phải giả vờ sử dụng một thiết bị.

  1. Sự thích thú

Chỉ thực hiện ý tưởng thôi thì chưa đủ, tạo nên sự thích thú mới giúp bạn giành chiến thắng. Vấn đề ở chỗ, sự dễ dàng và thích thú là một hằng số, và nó chia đều cho nhóm phát triển sản phẩm và người dùng. Nghĩa là nếu muốn đơn gian và thích thú, đôi khi bạn phải làm những công việc phức tạp hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, quan sát và thử nghiệm nhiều hơn. Bạn càng đơn giản hóa những vấn đề phức tạp, người dùng càng thích thú với những giải pháp của bạn. Nhưng niềm vui cuối cùng là khi ai đó quên sản phẩm của bạn là một sản phẩm – nó thực sự hữu ích ngay cả khi nó không được xem là một sản phẩm, nó chỉ là một điều cần thiết trong cuộc sống của bạn.

 5

Hãy đứng về phía người dùng

Xây dựng sản phẩm chu đáo với ý định rõ ràng cho thấy rằng bạn quan tâm, làm cho sự lựa chọn thoải mái hơn, mang đến một trải nghiệm tổng thể tốt hơn. Và điều đó thật sự quan trọng, vì có đến 68% người dùng bỏ cuộc vì họ nghĩ rằng họ không cần đến sản phẩm này (trong khi chúng ta biết rằng điều đó không đúng). Thật dễ dàng để đánh giá trải nghiệm người dùng của sản phẩm riêng của bạn miễn là bạn trung thực với chúng. Quan tâm đến từng tác động của sản phẩm của bạn đối với não bộ của một người mệt mỏi.

Nguồn: Clark Wimberley – blog.invisionapp.com