Thử nghiệm Tính khả dụng trên Ứng dụng iOS Starbucks

10/12/2016 849

Dù tôi đã khá quen thuộc với ứng dụng này, vẫn có nhiều thứ về hệ thống điều hướng của ứng dụng này mà tôi cho rằng mình có thể góp ý. Để tìm hiểu xem các người dùng khác có gặp vấn đề giống như tôi hay không, tôi đã quyết định thử một số người uống Starbucks để xem tôi có thể khám phá cách cải thiện trải nghiệm người dùng của ứng dụng này hay không.

Tôi luôn là người rất thích Starbucks, món đồ uống ưa thích của tôi khi còn nhỏ là Caramel Frappuccino (con xin chân thành cảm ơn ba và mẹ đã cho phép con uống nhiều đường đến vậy), địa điểm học bài ưa thích của tôi là chiếc bàn trong góc quán Starbucks trên Đại lộ Oceanside và công việc đầu tiên của tôi ở thời trung học là nhân viên pha chế tại Starbucks. Tất cả mọi thứ dẫn đến việc ứng dụng Starbucks trở thành một trong các ứng dụng ưa thích của tôi và là ứng dụng tôi sử dụng thường xuyên.

Dù tôi đã khá quen thuộc với ứng dụng này, vẫn có nhiều thứ về hệ thống điều hướng của ứng dụng này mà tôi cho rằng mình có thể góp ý. Để tìm hiểu xem các người dùng khác có gặp vấn đề giống như tôi hay không, tôi đã quyết định thử một số người uống Starbucks để xem tôi có thể khám phá cách cải thiện trải nghiệm người dùng của ứng dụng này hay không.

Thử thách

Chạy thử nghiệm tính khả dụng bí mật để xác định điểm chưa tốt trong quá trình điều hướng ứng dụng Starbucks cho việc đặt hàng bằng thiết bị di động.

Bước 1: Xác định và nắm bắt người dùng

Để tìm hiểu xem tôi nên tiến hành thử nghiệm tính khả dụng bí mật với đối tượng nào, tôi đã suy nghĩ tạo ra nhiều nhân dạng mang tính tạm thời mà tôi tin rằng họ chính là đối tượng chủ đạo sử dụng ứng dụng Starbucks. Việc này giúp tôi hiểu được lối suy nghĩ của người dùng và sau đó là đặt ưu tiên cho nhu cầu và mục tiêu của họ.

1-shmh5z1klss3xonuwg3ueq-1

Thử nghiệm tính khả dụng

Sử dụng các nhân dạng của mình, tôi đã lên đường tìm 6 người uống Starbucks để chạy thử nghiệm tính khả dụng trên ứng dụng Starbucks.

Mỗi người dùng đường cung cấp các câu hỏi và tình huống/nhiệm vụ để giúp tôi xác định mục đính chính của việc sử dụng ứng dụng và điểm chưa tốt trong ứng dụng.

Trước khi chạy ứng dụng, mỗi người dùng đều được hỏi rằng họ sử dụng ứng dụng vì điều gì hoặc vì sao họ sẵn sàng tải xuống ứng dụng lúc ban đầu. Sau khi đã trả lời được câu hỏi đó, mỗi người dùng được trao nhiệm vụ:

  1. Điều hướng trang chủ để đặt đồ uống đến nhận
  2. Tìm cửa hàng gần đó để đặt đồ uống đến nhận
  3. Nhận đồ uống và sửa đổi
  4. Xác nhận đơn hàng

Cơ hội công việc dành cho UI/UX Designer:


Bước 2: Tổng hợp

Sau khi xem xét các thử nghiệm tính khả dụng của mình, tôi đã sắp xếp các điểm chưa tốt để xác định xu hướng.

1-equzhyzgy73bsto-qbktzq

(L) Điểm chưa tốt được sắp xếp theo người dùng (R) Điểm chưa tốt được sắp xếp theo loại

5 điểm chưa tốt sau là các vấn đề chính tôi gặp phải:

1. Điều hướng cửa hàng và đơn hàng

Người dùng nhấp vào nút “cửa hàng” gặp khó khăn trong việc đoán xem họ sẽ đặt đơn hàng di động tại cửa hàng họ ưu tiên lựa chọn bằng cách nào.

2. Bố cục trang chủ

Người dùng cảm thấy trang chủ “chỉ toàn là quảng cáo”; họ khẳng định rằng một “ứng dụng tốt” chỉ cần các tùy chọn thanh toán, đặt và phần thưởng.

3. Bố cục menu

Tất cả người dùng đều cho biết việc tìm loại đồ uống cụ thể khá khó khăn và menu hình ảnh không được tổ chức sắp xếp một cách trực quan.

4. Thiếu nút về trang chủ/quay lại

Tất cả người dùng đều lưỡng lự trước khi nhận ra rằng họ có thể vuốt xuống để quay lại trang chủ. Một số người dùng vuốt xuống và vô tình mở thông báo của iPhone thay vì trang chủ.

5. Tùy chỉnh

Các người dùng thực hiện tùy chỉnh đồ uống của mình trước khi cập nhật cỡ đồ uống phải hoàn tác tất cả các tùy chỉnh do tỷ lệ thành phần (ví dụ, lượng espresso, si rô, bọt tiêu chuẩn, v.v.) phụ thuộc cỡ đồ uống.

1-drk40kwn5mcjmexu1zhixa

Bước 3: Đi đến giải pháp

Khi xem xét các điểm chưa tốt, tôi cảm thấy kết luận quan trọng nhất là làm sao cho ứng dụng đặt đồ uống trước càng dễ càng tốt. Do tất cả các điểm chưa tốt đều có liên hệ với vấn đề này, tôi đã quyết định giải quyết 5 vấn đề để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và cuối cùng là giúp Starbucks bán được nhiều cà phê hơn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: trong tình huống thực tế hơn, việc này sẽ phụ thuộc vào thời gian và nguồn lực. Trong trường hợp tôi bị hạn chế cả hai mặt, tôi sẽ ưu tiên tạo ra các giải pháp cho những ai thuộc phần cao hơn trong góc phần tư phía trên bên phải của ma trận 2×2.

Giải pháp 1: Thêm nút “đơn hàng dành cho người đến nhận” vào điều hướng “cửa hàng”

Hiện tại, nếu người dùng chọn “cửa hàng” để tìm cửa hàng để đặt trước, họ chỉ có tùy chọn nhận chỉ dẫn đường đi, thực hiện cuộc gọi hoặc thêm vào dưới dạng mục ưa thích trong ví.

Để đặt đơn hàng di động, họ sẽ phải quay lại và nhấp vào “đặt”, tìm cửa hàng trong điều hướng “đặt” rồi xác nhận đơn hàng của mình.

Quy trình công việc hiện tại:

1-pjml-g5njwycjyaqdgxnrw

Bằng cách thêm nút “đơn hàng dành cho người đến nhận”, sự bế tắc này bị loại bỏ và người dùng có thể bỏ qua để trực tiếp vào phần đặt đồ uống với cửa hàng được họ ưu tiên lựa chọn đã được chọn trước.

Quy trình công việc được thiết kế lại:

1-0v7tcm5ua5mh-kl0o2ojqa

1-hrzpk0kjeioohmtkmtekka-1Giải pháp #2: Đưa “đơn hàng trước” (cũng có thể thay vào “ưa thích”) lên màn hình chính

Người dùng cảm thấy trang chủ đầy “quảng cáo” không cần thiết. Để khắc phục, tôi cho rằng đưa màn hình “đơn hàng trước” lên nguồn cấp của trang chủ sẽ đem lại quy trình đặt đồ uống hiệu quả hơn.

Tôi cũng quyết định sẽ giữ các tin khuyến mãi/quảng cáo trên cùng trang, một phần ở vùng người dùng dễ nhìn thấy phía đầu trang, để những người dùng đang tìm tin khuyến mãi hoặc thưởng sẽ biết được các chương trình này có còn hay không.

1-wgf-iuqxo6qfqqjukoiczwGiải pháp #3: Thêm hệ thống chấm điểm bằng sao để người dùng có thể xem “mục ưa thích” trên menu

Hiện tại, menu có các món ngẫu nhiên xuất hiện trên trang menu. Với mục ưa thích, người dùng có thể xem các món “tủ” của họ ngay lập tức, tiết kiệm thời gian lọc qua các mục không muốn trong menu.

1-k3pi0nqyjfxn4ykovrsukqGiải pháp #4: Thêm nút trang chủ nhìn thấy được

Thao tác vuốt xuống để quay lại trang chủ không trực quan. Để mọi thứ dễ dàng hơn, tôi muốn thêm vào một biểu tượng trang chủ. Ngoài ra, tôi cũng thay đổi biểu tượng nhạc thành nốt nhạc, do một số người dùng khẳng định họ không hiểu thanh đó nghĩa là gì.

1-c3f_ep1_lipxqmlcroqjzaGiải pháp #5: Làm cho các tùy chọn cỡ dễ nhìn hơn

Một nửa người dùng bỏ qua việc chọn cỡ trước, rốt cuộc lại khiến họ phải nhập lại tất cả các tùy chỉnh.

Để khuyến khích người dùng chọn cỡ trước, tôi đưa ra 3 cỡ trên trang để người dùng không phải nhấp vào cỡ “grande” (tất cả các món được chọn mặc định là grande) để xem.

1-zh-fn6pttslslitv-vtojg-2

Bước 4: Xác thực

Để xác thực các ý kiến thiết kế lại của mình, tôi đã giao cho 6 người dùng cùng nhiệm vụ như ở Bước 1. Tôi cũng thêm vào nhiều câu hỏi mới liên quan đến hệ thống đánh giá bằng sao để xem họ có hiểu mục đích của các ngôi sao hay không.

Bằng cách sử dụng bản mẫu tương tác của tôi, người dùng đã có khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà không có điểm chưa tốt ngay từ đầu.

Hãy xem bản mẫu của tôi ở đây!

Có một thứ tôi phát hiện ra trong quá trình thử nghiệm mà tôi sẽ muốn xem xét thêm trong tương lai là mức độ hiệu quả của việc đánh giá bằng sao đối với người dùng có nhiều món ưa thích (tức là, nếu người dùng đánh giá bằng sao cho trên 6 món đồ uống và màn hình menu đầy các món có sao màu trắng). Nếu có thêm thời gian, tôi sẽ thử nghiệm A/B nhiều UI khác nhau để xem cái nào tốt nhất.

Kết luận

Thực hiện thử nghiệm tính khả dụng bí mật đối với Starbucks là cách tuyệt vời giúp tôi xử lý quá trình thiết kế của mình. Thách thức một ứng dụng đã có nhiều đánh giá tuyệt vời thực sự là một thử thách (4.5 sao trên iTunes). Tuy nhiên, tôi hy vọng các đề xuất về thiết kế của tôi cho thấy rằng, với thời gian và nghiên cứu, sẽ luôn có cách cải thiện trải nghiệm người dùng của ứng dụng.

Xin chân thành cảm ơn bạn đã xem bài viết của tôi! Tôi hy vọng bài viết này thú vị và tôi khuyến khích tất cả người yêu Starbucks khác sử dụng ứng dụng và xem còn gì khác mà tôi sẽ muốn cải thiện hay không.

 Theo uxdesign