Start up IoT – Tự tin & chờ cơ hội đem về thành công tiếp theo cho VNG

27/05/2016 1,129

Có một căn phòng bí mật nằm sau dãy phòng họp lầu 3 – FV mà chắc rằng có rất ít Starters biết đến hoặc có cơ hội đặt chân vào. Căn phòng duy nhất không sử dụng thẻ từ của công ty để ra vào như tất cả các phòng hoặc khu vực khác thuộc FV mà được gắn một bộ mã khóa bằng số trước cửa và chỉ những người biết được mã số này mới có thể ra vào.

longdh

3 thành viên đầu tiên của team IoT gồm anh LongDH, anh ThanhCNN

Và anh HoaNH

“… start IoT mà có biết đầu cua tai nheo thế nào đâu”

IMG_0805

Một góc “căn phòng bí mật”

IMG_0771

Những ngổn ngang rất “dân điện tử”

Đó là lời “thú nhận” rất dí dỏm của anh HoaNH khi bắt đầu chia sẻ câu chuyện IoT với Start. Thời gian đầu làm IoT, ngoài cái khó do chưa có kinh phí và phải làm “chui” thì cái khó về kỹ thuật là cái khó đáng đề cập đến nhất: “Bọn anh dân software, giờ đi học về hardware, rồi lập trình điều khiển trực tiếp hardware (gọi là firmware)… nhiều cái bỡ ngỡ, nhiều cái chả biết hỏi ai, thế là phải tự mò mẫm. Anh em toàn ngồi ở Lab đến 9 – 10h tối, vậy mà có những cái làm vài tuần mới ra”

Ngày đầu start-up, chỉ với 3 thành viên là những tay kỹ thuật kì cựu của VNG gồm anh LongDH, anh ThanhCNN và anh HoaNH; IoT được nhen nhóm từ sự nhạy bén và đón nhận thị trường của anh LongDH sau đó truyền cảm hứng và động lực cho 2 thành viên còn lại. Việc hình thành và duy trì team khá khó khăn vì mỗi thành viên tuy tâm huyết với IoT nhưng vẫn còn đang có những trọng trách khác cũng cần phải hoàn thành tốt và quan trọng hơn hết là cần một nguồn vốn để duy trì.

Anh ThanhCNN tiếp lời: “Ban đầu làm IoT đúng là cũng chẳng biết nó là gì đâu, dân làm phần mềm mà thấy IoT có vẻ liên quan đến phần cứng thì rất là sợ. Sau này làm rồi mới biết thật ra đây là cơ hội cho những ông làm phần mềm chứ không phải phần cứng, vì phần cứng đã chuẩn hóa rồi, ai cũng có thể làm được hết, nhưng phần mềm ông nào viết ngon hơn ông đó thắng. Do vậy, đó là cơ hội của developer.”

phong Lab

phong Lab 2

IMG_0800

Hình ảnh thực tế của sản phẩm CSM Router

Modules

Một số Module mà team IoT đang nghiên cứu và phát triển

Sau sản phẩm thực tế CSM Router, team dần định hướng được con đường của mình là phát triển các công nghệ nền cho IoT cung cấp các gói giải pháp kết nối cho các sản phẩm thông minh trên hệ thống. CSM Router được ra đời trước tiên do đây là thiết bị phải có nếu muốn kết nối được tất cả các thiết bị thông minh trong gia đình với internet. Tuy nhiên, trong quá trình làm Router, team nhận ra nó quá phức tạp và đòi hỏi rất nhiều thứ khác nữa, buộc team phải nỗ lực hết mình. Sau nhiều cố gắng, CSM Router cũng hoàn thành và cho cả team rất nhiều bài học kinh nghiệm. Từ CSM Router là nền tảng, team biết được cần những kết nối nào và việc support cho các kết nối đó quan trọng ra sao. Bên cạnh đó, team cũng chọn được hướng phát triển tiềm năng nhất và có thể sẽ trở thành trào lưu là BLE trong hàng tá chuẩn kết nối không dây hiện có như ZigBee, RF… và đang đặt toàn bộ sự quan tâm của team vào BLE (Bluetooth Low Energy)

Những khó khăn trong quá trình start-up

Là một start-up ngay trong VNG thành công và lớn mạnh, số đông lầm tưởng tất cả các vấn đề ban đầu mà nhiều start-up khác gặp phải sẽ chẳng thể xảy ra với IoT. Tuy nhiên, vì không có thế mạnh trong lĩnh vực công nghệ và do cơ hội mà IoT vạch ra được còn quá mơ hồ nên ngay từ những ngày đầu, start-up cũng gặp phải muôn vàn khó khăn.

Khi Start đặt câu hỏi về khó khăn mà team gặp phải vào những ngày đầu thành lập, anh ThinhNQ2 nói vui: “Bây giờ vẫn còn khó khăn mà Start ơi”

IMG_0779

Các thành viên team bên bàn làm việc

Không đề cập nhiều đến vấn đề kinh phí hoạt động – khó khăn lớn nhất hiện nay của team, anh ThinhNQ2 nói nhiều hơn về những rào cản do VNG chưa có thế mạnh trong lĩnh vực công nghê:” Do VNG lần đầu tham gia vào làm về điện tử nên không có sẵn đối tác. Khi chủ động liên hệ với các đối tác để làm thì họ không mặn mà làm việc với mình vì họ nghĩ VNG làm về software thôi. Mình phải đến giới thiệu, mời họ đến công ty, nói về các dự án, định hướng của VNG để họ dần chấp nhận làm việc với mình. Khó khăn nữa là từ bên trong, cũng do các bộ phận kế toán, mua hàng, AF… chưa bao giờ làm về điện tử nên việc phối hợp làm việc khá tốn thời gian. Thêm nữa, theo quy trình thì các đối tác mới phải được các team kiểm tra, mời tới họp và chốt xong thỏa thuận hợp tác rồi thì team IOT mới làm việc được với họ nên dự án chậm tiến độ hơn dự kiến

Mỗi người đều rất chú tâm

Và say sưa với công việc của mình

IMG_0786

Anh HoaiHD đang liên hệ với đối tác

“Làm ở start-up như IoT thì cái lợi là bản thân mình được làm nhiều thứ mà trước đây mình chưa làm, ví dụ như tự tìm đối tác và chọn mua từng loại linh kiện phù hợp, đích thân xuống nhà máy để kiểm tra chất lượng hàng hóa, làm ra sản phẩm rồi lại đi liên hệ tìm đối tác đầu ra cho sản phẩm… Nói chung, khi được làm nhiều thứ, tự bản thân mình càng năng động hơn và tích lũy được nhiều kỹ năng thú vị khác ngoài việc được update thêm kỹ năng chuyên môn” – anh HoaiHD lạc quan chia sẻ.

Router

Những sản phẩm đã “thành hình” của team IoT

Tuy vậy, những khó khăn của những ngày đầu đã có thể tạm gác qua một bên vì hiện tại team đang rất phấn khởi với một sốthành công bước đầu. Anh HoaNH hào hứng: “Việc đầu tiên là được thoát khỏi cảnh “làm chui” và được đàng hoàng có budget riêng. Sau nữa là được nói nhiều hơn về IoT trong công ty, rồi có kinh nghiệm để đi giao lưu với các bạn làm IoT trong nước, có cả sản phẩm sắp ra mắt thị trường nữa… Mặc dù chưa thực sự kiếm được tiền, nhưng team đã có được một số ghi nhận rồi. Quan trọng hơn hết là hiện giờ tụi anh xác định rõ hơn con đường phía trước, biết mình đang đi đúng hướng”

Lợi thế đi trước nửa năm nghiên cứu và cơ hội rộng mở của VNG

Đem thắc mắc về việc nhìn thấy tiềm năng gì của VNG khi kết hợp với làn sóng IoT? Anh ThanhCNN khẳng định chắc nịch: “So với các công ty trên thị trường cũng đang có cùng mối quan tâm về IoT thì VNG hiện đang có lợi thế rất lớn, không chỉ vì mình đi trước khoảng nửa năm nghiên cứu, mà còn là vì VNG đã có sẵn một hệ thống khá đầy đủ từ đầu vào đến đầu ra. Hiện mình đã nghiên cứu gần như hoàn chỉnh công nghệ nền BLE và đang cố gắng tích hợp để đưa ra một giải pháp (solution) toàn diện (gồm hardware, software & firmware). Trong đó, khách hàng có thể mua module, hoặc mua cả một gói giải pháp với công nghệ nền có sẵn (BLE) (gồm: giải pháp kết nối, thiết bị kết nối, thiết bị trung tâm, công nghệ nền, phần mềm điều khiển, giải pháp về payment…)

system

vision

Nếu sắp tới IoT trở thành trào lưu lớn mạnh thật sự và VNG đổ xuống một nguồn tiền khổng lồ cho start-up, các anh có tự tin đón nhận làn sóng mới và đem về những thành công tiếp theo cho VNG không?

Câu hỏi có vẻ chạm đúng tâm tư của cả team nên hầu hết các thành viên đều đưa ra cùng một đáp án là “Có”. Anh ThinhNQ2 tự tin: “Về kỹ thuật thì team tự tin có thể làm tốt được, chỉ có khó khăn về kinh phí là nằm ngoài tầm kiểm soát của team thôi.” (cười)

IMG_3901

Một số thành viên team IoT (từ trái qua): NamPV2, TamVH, LyVV, ThinhNQ2, HoaiHD, TrungBQ và anh ThanhCNN

Anh HoaiHD bổ sung thêm: “Nếu được công ty đầu tư hơn thì người bên ngoài – ít nhất là các đối tác – nhìn vào và đánh giá về start-up của mình tốt hơn hoặc nhìn thấy những tiềm năng lớn hơn để đầu tư, hợp tác. Ví dụ mình làm với đối tác cả năm trời, mình cam kết là sẽ sản xuất một số lượng lớn mà sau một thời gian dài họ chẳng thấy mình triển khai được thì chắc chắn họ sẽ đặt ngay một câu hỏi lớn, điều đó sẽ gây khó khăn cho mình nếu cần hợp tác, hỗ trợ sau này hay mong muốn có được những offer tốt hơn từ đối tác”

Mọi thứ gần như đã hoàn thiện – cả về mặt sản phẩm, công nghệ và sự chuẩn bị kiến thức của từng thành viên trong team IoT – để đến khi phất cờ lên, họ hoàn toàn tự tin để xông trận.

Start